Thủy đậu hay còn gọi là trái rạ là chứng bệnh có thể bắt gặp ở mọi lứa tuổi, trong đó trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh nhất vì hệ miễn dịch vẫn chưa hoàn thiện. Trẻ được tiêm vắc xin ngừa thủy đậu có khả năng tránh bệnh tới 97% và chưa có ghi nhận nào về kháng vắc xin thủy đậu sau khi tiêm chủng cho trẻ . Vì vậy các mẹ cần chú ý tiêm phòng vắc xin thủy đậu cho trẻ đúng thời điểm.
Thủy đậu hay trong dân gian vẫn thường gọi là trái rạ. Bệnh chủ yếu lây truyền qua đường hô hấp (trò chuyện, hắt hơi,…) khi tiếp xúc với người mang bệnh hay lây gián tiếp qua đồ dùng sinh hoạt (quần áo, khăn,…) của người mắc thủy đậu. Tùy vào cơ địa của trẻ, mà thời gian từ lúc ủ bệnh đến lúc phát bệnh sẽ sớm hay muộn hơn từ 10 đến 20 ngày. Vì cơ thể mong manh, yếu ớt và hệ miễn dịch chưa kịp hoàn thiện nên thủy đậu có thể để lại những di chứng nặng nề về sau nếu không được phát hiện sớm, chữa trị kịp thời và đúng cách. Di chứng nhẹ thì có thể bị viêm da và có các vết sẹo lõm trên da do các mụn nước nổi khi bị thủy đậu. Nặng hơn thì biến chứng sang viêm phổi, đau tức ngực, khó thở, tím tái. Biến chứng nguy hiểm nhất là chứng viêm não, loạn tâm thần, co giật, hôn mê và thậm chí là tử vong ở trẻ. Tỷ lệ tử vong đối với trẻ sơ sinh mắc bệnh thủy đậu theo thống kê khoảng 30%, do đó các mẹ phải luôn cẩn trọng.
Khi mắc bệnh, trẻ có biểu hiện như sốt, đau đầu, hay đau cơ, mệt mỏi dẫn tới chán ăn hoặc bỏ ăn. Sau đó, trẻ mắc bệnh sẽ bắt đầu nổi những nốt tròn đỏ hay còn gọi là nốt rạ. Các nốt này sẽ chuyển dần thành các mụn chứa dung dịch trong có màu trắng đục trong vòng 12 đến 48 giờ đồng hồ. Các nốt này ban đầu chỉ nổi ở một số điểm trên cơ thể, sau đó dần lan sang các khu vực khác và khắp người. Các mẹ không nên làm vỡ các mụn nước đó vì có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm, đặc biệt không dùng các biện pháp dân gian chưa được kiểm chứng để chữa trị cho trẻ mà nên đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để khám và chữa bệnh. Cho tới hiện nay, để phòng ngừa bệnh tốt nhất cho trẻ chỉ có tiêm vắc xin phòng bệnh thủy đậu.
Việc tiêm chủng cho trẻ tại đúng thời điểm trẻ được 1 tuổi vừa có tác dụng giúp trẻ tránh khỏi các nguy cơ mắc bệnh từ sớm và mà còn có hiệu quả tốt nhất. Các mẹ chỉ cần tiêm cho trẻ một mũi duy nhất khi trẻ được 1 tuổi và tiêm nhắc thêm một mũi khi trẻ được 4-6 tuổi nếu muốn để tăng khả năng phòng bệnh. Nếu trẻ không được tiêm lúc 1 tuổi, thì các mẹ nên tiến hành đưa trẻ đi tiêm trước khi dịch thủy đậu bắt đầu 1 tháng. Vì vắc xin thủy đậu cần thời gian từ 1 đến 2 tuần mới phát huy tác dụng phòng bệnh của mình. Đối với trẻ từ 12 tháng đến 12 tuổi cần được tiêm phòng 2 mũi cách nhau ít nhất 3 tháng. Đối với trẻ trên 13 tuổi chưa được tiêm phòng vắc xin thủy đậu, trẻ cần được tiêm hai mũi cách nhau ít nhất 1,5 tháng mới đủ để giúp trẻ phòng bệnh. Đối với mẹ mang bầu chưa từng tiêm vắc xin phòng bệnh thủy đậu cần hoàn tất lịch tiêm trước khi có thai ít nhất 3 tháng.
Cần chú ý nhắc với cán bộ tiêm và tiền sử bệnh và các thành phần mà trẻ dị ứng trước khi tiến hành tiêm. Không tiến hành tiêm chủng cho trẻ khi trẻ đang có các biểu hiện bệnh như sốt, viêm da, viêm thận, lao phổi hoặc trẻ đang trong quá trình hồi sức sau bệnh.
Cảm ơn các bạn đã theo dõi chametainang.net của chúng tôi !
Xem thêm: Nạp thêm dinh dưỡng từ sữa cho trẻ biếng ăn như thế nào