Nguyên nhân và cách trị táo bón cho trẻ

  • 13/06/2021
  • 16 đã xem
  • Bình luận

1. Dấu hiệu trẻ bị táo bón

Số lần đi ngoài ít hơn bình thường

Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi thường đi ngoài từ 2-3 lần/ngày. Trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn sẽ ít gặp táo bón hơn so với những trẻ uống sữa ngoài. Nếu thấy trẻ có biểu hiện đi ngoài ít hơn bình thường, khoảng 1-2 ngày mới đi đại tiện một lần, mẹ có thể nghĩ đến trường hợp trẻ bị táo bón. Để chắc chắn, mẹ nên theo dõi thêm các dấu hiệu khác từ đó có biện pháp kịp thời cho trẻ, tránh để quá lâu, ảnh hưởng đến sức khỏe của con.

Đi ngoài rất khó khăn

Một biểu hiện khác của chứng táo bón ở trẻ là việc đi ngoài gặp rất nhiều khó khăn. Bé thường phải rặn nhiều, mặt đỏ bừng lên, vã mồ hôi, thậm chí khóc rất nhiều vì đau rát. Việc trẻ đại tiện phải rặn nhiều có thể gây tổn thương vùng hậu môn chảy máu, nếu kéo dài có thể gây bệnh trĩ. Chính vì vậy, mẹ cần hết sức lưu ý khi con có những biểu hiện như trên.

2. Giải pháp cho chứng táo bón dai dẳng của trẻ

Chế độ dinh dưỡng

Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng là một trong những biện pháp hữu hiệu giúp trẻ phòng ngừa táo bón.  Mẹ nên cho con ăn hoặc uống sinh tố hoa quả, không nên sử dụng nước ép bởi hầu hết hàm lượng dưỡng chất tồn tại trên phần thịt của rau củ quả..

Không nên chế biến rau quá kỹ, sẽ khiến các vitamin và khoáng chất có trong rau  mất đi. Khi nấu cháo hoặc bột cho trẻ, mẹ nên cho rau vào cuối cùng, nếu thêm 5 phút rồi tắt bếp. Cách làm này giúp rau không bị ngái và đảm bảo hàm lượng chất xơ có trong bữa ăn.

Ngoài các loại rau, đậu, khoai, ngô là những nguyên liệu có hàm lượng chất xơ rất lớn, mẹ có thể thay đổi khẩu vị cho trẻ bằng cách bổ sung 1 tuần từ 2 – 3 lần. Mẹ có thể cho trẻăn cháo gạo lứt thay vì gạo tẻ vì hàm lượng chất xơ trong gạo lứt lớn hơn nhiều so với gạo tẻ bình thường.

Bổ sung đủ nước cho trẻ theo liều lượng phù hợp với từng độ tuổi:

-Trẻ từ 0 – 6 tháng tuổi: Sữa mẹ hoặc sữa bột được pha theo đúng hướng dẫn đã chứa hàm lượng nước cần thiết cho trẻ trong giai đoạn này.

-Trẻ từ 6 tháng – 1 tuổi: Nhu cầu của trẻ lúc này là khoảng 200 – 300ml/ngày, lúc này lượng nước trong sữa mẹ vẫn đủ, chỉ cần bổ sung thêm một lượng nhỏ. Sau mỗi lần ăn, mẹ cho bé uống thêm khoảng 2 thìa con nước lọc, mỗi lần nhiều nhất khoảng 15 – 30ml.

-Trẻ trên 1 tuổi: Lượng nước uống tuỳ thuộc vào nhu cầu của bé, với mức tối thiểu 400ml. Mẹ có thể dựa vào cân nặng của trẻ để xác định lượng nước cần cho cơ thể bé. Cụ thể: 4.5kg cần 425ml nước, 5kg -510ml, 6.3kg – 595ml, 7.2kg – 680ml, 8.1kg – 765ml, 8.5kg – 850ml, 9kg – 935ml, 10,9kg – 992ml, 11.8kg – 1020ml, 12.7kg – 1077ml, 13.6kg – 1105ml

Ngâm hậu môn bằng nước ấm

Đây được coi là biện pháp trị táo bón khá hiệu quả đặc biệt với những trẻ lười ăn và hay quấy khóc. Nước ấm có tác dụng kích thích cơ vòng hậu môn giúp bé sơ sinh dễ đi ngoài hơn. Thực hiện việc ngâm hậu môn vào nước ấm khoảng 1-2 lần/ngày, mỗi lần từ 5-10 phút.

Massage bụng cho trẻ

Massage bụng cho trẻ mang lại rất nhiều lợi ích, ngoài việc giúp cơ thể của trẻ được cứng cáp, tinh thần thoải mái, còn có tác dụng lớn trong việc chống táo bón, kích thích tuần hoàn và tiêu hóa của trẻ.

Mẹ chỉ cần cho con nằm sấp để bụng đỡ trướng và kích thích trẻ đi tiêu được tốt hơn. Sau đó, dùng hai tay từ từ nhẹ nhàng vuốt dọc từ đầu tới lưng trẻ. Làm đi làm lại động tác này 20 lần.

Tiếp đến, mẹ đặt trẻ nằm ngửa trên mặt đệm phẳng cứng. Mẹ massage bụng con bằng cách xoa nhẹ nhàng từ phải qua trái, cách này giúp trẻ giảm đau bụng và phòng tránh đầy hơi, tăng nhu động ruột.

Cuối cùng, tay xoa nhẹ nhàng quanh vùng rốn trẻ. Đặt hai ngón tay trỏ và giữa của bàn tay của mẹ cạnh rốn trẻ, ấn nhẹ nhàng xoay vòng và tiếp tục ấn nhưng nhẹ hơn, trượt ngón tay xung quanh rốn nhẹ nhàng và lặp lại. Mỗi ngày dành ra 10-15 phút massage cho trẻ, mẹ sẽ bất ngờ về kết quả chống táo bón mà phương pháp này mang lại.

Cùng thể loại

Deal

  • bạn chưa có deal khuyến mãi