Góc chia sẻ: Bí kíp nuôi con cho dành riêng cho mẹ và bố

  • 13/06/2021
  • 15 đã xem
  • Bình luận

Có lẽ khoảnh khắc được bế con trên tay sau khi sinh là điều tuyệt vời nhất đối với bất kỳ người mẹ nào, và cả bố nữa. Và dù có chuẩn bị tốt đến đâu thì bố mẹ vẫn phải lo lắng đến việc chăm trẻ sơ sinh như thế nào, và điều đó vô cùng quan trọng đối với những vị phụ huynh lần đầu làm cha mẹ. Hôm nay chúng tôi xin tổng kết và chia sẻ lại bí kíp nuôi con thần thánh này cho các vị.

Các nhà nghiên cứu đã thu thập một số lời khuyên bất ngờ và bí kíp nuôi con có ích sau dành cho những cha mẹ đang có con sơ sinh:

1. Đừng đánh giá thấp tầm quan trọng của ngôn ngữ cơ thể

Bé nắm chặt tay là có thể bé đang bị đói, ngược lại nếu thả lỏng bàn tay là bé đã đủ no (Ảnh minh họa)

Khóc là cách duy nhất để bé cố gắng giao tiếp với chúng ta. Hãy chú ý đến ngôn ngữ cơ thể bé. Bé siết chặt tay thì có thể bé bị căng thẳng hoặc đói. Đạp chân tay liên tục cho thấy bé có thể muốn chơi. Ngay cả một hành động gì đó như đẩy tai cũng có thể gợi ý rằng bé đang bắt đầu mọc răng.

2. Cách cho con bú chuẩn nhất

Cách bế trẻ để cho bú đúng cách (Ảnh: mommy.labornurse).

goc-chia-se-bi-kip-nuoi-con-cho-danh-rieng-cho-me-va-bo

Trong các chương trình truyền hình, khi cho con bú, các bà mẹ thường bế con bằng tay gần đầu bé nhất, giữ phần bầu ngực bằng cánh tay đối diện. Mặc dù điều này là tốt cho trẻ lớn, nhưng với bé sơ sinh thì làm ngược lại lại tốt hơn. Với bé sơ sinh, hành động ngược lại này cho phép bàn tay còn lại của mẹ di chuyển đầu bé và giúp việc chuyển đổi bên dễ dàng hơn.

3. Hãy đảm bảo cho bé ăn khi chúng muốn

Khi trẻ thấy đói bé thường sẽ mút ngón tay

Hãy cho trẻ sơ sinh ăn đúng cữ. Thông thường, em bé cần được cho ăn khoảng 8 đến 12 lần một ngày – tương đương cứ sau 2 đến 3 giờ lại cho ăn một lần. Hãy tìm những dấu hiệu cho thấy bé đang đói như mút ngón tay.

4. Chọc cù bé nếu mẹ cần đánh thức bé dậy

Bạn có thể chọc cù để đánh thức bé nhưng tuyệt đối không được lắc (Ảnh minh họa).

goc-chia-se-bi-kip-nuoi-con-cho-danh-rieng-cho-me-va-bo

Nếu cần đánh thức em bé dậy vì bất kỳ lý do gì thì không bao giờ được lắc bé. Ngay cả khi chơi, thì rung lắc bé có thể gây chảy máu não rất nguy hiểm và đe dọa đến tính mạng. Thay vào đó, hãy chọc cù bé hoặc thổi nhẹ vào chúng để đánh thức. Nghiêm túc mà nói, khi nhìn đứa con bé bỏng xinh xắn, lúc nào bố mẹ cũng muốn chọc cù cho bé cười nhưng hãy làm đúng cách.

5. Không cho bé ngậm núm ti giả trước khi cho bú

Trước khi cho con bú các mẹ không nên cho bé ngậm ti giả (Ảnh minh họa).

goc-chia-se-bi-kip-nuoi-con-cho-danh-rieng-cho-me-va-bo

Các bé có một phản xạ bản năng để mút, điều này khiến cho việc dùng bình sữa và núm ti giả dễ sử dụng hơn. Tuy nhiên, nếu có kế hoạch nuôi con bằng sữa mẹ, tốt hơn hết là đợi cho đến khi bé quen với việc cho bé ăn trước khi đưa vào núm ti giả. Nói chung, nếu muốn cho bé dùng bình và ti giả, hãy đợi cho đến khi bé được 2 đến 4 tuần tuổi.

6. Lần đầu tắm cho bé, hãy dùng miếng bọt biển

Cha mẹ hãy dùng bọt biển hoặc những thứ tương tự như thế để tắm cho trẻ sơ sinh (Ảnh minh họa).

goc-chia-se-bi-kip-nuoi-con-cho-danh-rieng-cho-me-va-bo

Khi tắm cho bé bạn hãy thật nhẹ nhàng và dùng những miếng bọt biển, ngoài ra còn có một lý do nữa để làm điều này đó là hãy chú ý đến cuống rốn của bé. Rốn của trẻ sơ sinh có nhiều khả năng bị rụng nhanh nếu thường xuyên được giữ khô. Trong khi tắm, nếu chẳng may va chạm vào rốn khiến cuống rốn có chảy máu một chút thì cũng hoàn toàn bình thường, vì cuống rốn cũng chỉ giống như một cái vẩy thôi.

7. Sử dụng giỏ tắm/ lưới tắm để tránh trơn trượt khi tắm cho trẻ sơ sinh

Giỏ tắm giúp đảm bảo an toàn cho các bé khi tắm (Ảnh minh họa).

goc-chia-se-bi-kip-nuoi-con-cho-danh-rieng-cho-me-va-bo

Nếu lo lắng về việc di chuyển bé khi tắm mà sử dụng bồn tắm thì có một cách đơn giản là dùng giỏ tắm hoặc lưới tắm cho bé. Chỉ cần đặt em bé nằm vào giỏ tắm để nước thấm qua các lỗ để bé vẫn được tắm sạch sẽ và chống trơn trượt. Các mẹ có thể cho vào lưới một ít đồ chơi dùng trong bồn tắm cho bé.

8. Nhiệt độ ấm nóng có thể kích thích tiết sữa

Đặt khăn ấm lên bầu ngực sẽ giúp sữa chảy ra nhiều hơn (Ảnh minh họa).

goc-chia-se-bi-kip-nuoi-con-cho-danh-rieng-cho-me-va-bo

Khi cho con bú, nếu ngực của mẹ bị căng hoặc bị tắc ống dẫn, hãy nhớ rằng một chút nhiệt nóng có thể giúp thông tắc. Đặt một miếng gạc ấm, khăn ấm lên ngực sẽ giúp sữa chảy ra. Một gói chườm lạnh cũng có thể hỗ trợ nếu ngực của mẹ bị đau sau khi cho con bú.

9. Làm giả bụng mẹ để dỗ bé

Đây là một cách dỗ bé khá hiệu quả (Ảnh minh họa).

goc-chia-se-bi-kip-nuoi-con-cho-danh-rieng-cho-me-va-bo

Nếu bé quấy khóc, tất cả những gì mẹ cần làm là nhắc chúng về một thời gian hạnh phúc khi trong bụng mẹ. Điều này có thể bao gồm quấn tã, đung đưa, bế bé ở hai bên và thậm chí cho phép bé mút ngón tay cái vì ngay từ khi trong bụng mẹ, bé đã mút ngón tay cái để thư giãn.

Xem thêm: Chia sẻ kinh nghiệm: Làm gì khi trẻ bị táo bón?

10. Âm nhạc có thể xoa dịu bé

Nghe nhạc có thể giúp bé bình tĩnh hơn (Ảnh minh họa).

goc-chia-se-bi-kip-nuoi-con-cho-danh-rieng-cho-me-va-bo

Có ý tưởng rằng cho bé nghe nhạc sẽ thông minh hơn còn được gọi là hiệu ứng Mozart, có thể đó là quan niệm của những người mẹ xa xưa, nhưng thực tế để bé nghe nhạc có thể có một số lợi ích như có thể giúp bé bình tĩnh.

11. Hãy nhận biết độ nhạy cảm của da bé

Da của bé rất nhạy cảm khi thoa kem dưỡng da hoặc dầu cho bé, hãy thử sử dụng một đốm trên một phần nhỏ của cơ thể bé để xem có phản ứng gì không trước khi thoa trên vùng rộng (Ảnh minh họa)

goc-chia-se-bi-kip-nuoi-con-cho-danh-rieng-cho-me-va-bo

Hãy cẩn thận trước khi thoa kem dưỡng da. Em bé có làn da khô sau khi sinh, nhưng da của chúng cũng rất nhạy cảm và bôi kem hoặc dầu lên da bé sớm thực sự có thể gây ra phản ứng dị ứng. Nếu mẹ muốn tập thói quen thoa kem dưỡng da hoặc dầu cho bé, hãy thử sử dụng một đốm trên một phần nhỏ của cơ thể bé để xem có phản ứng gì không trước khi thoa trên vùng rộng.

12. Sức khỏe răng miệng rất quan trọng ở mọi lứa tuổi

Các cha mẹ đừng chủ quan bé còn nhỏ mà không chăm sóc răng miệng nhé (Ảnh minh họa).

goc-chia-se-bi-kip-nuoi-con-cho-danh-rieng-cho-me-va-bo

Em bé thường không có răng, nhưng điều đó không có nghĩa là bố mẹ sẽ bỏ bê sức khỏe răng miệng của bé. Sử dụng một ít gạc ướt để lau nướu của bé. Ngoài ra, hãy đảm bảo rằng em bé của đang nhận đủ fluoride. Hãy nhớ rằng, sâu răng có thể xuất hiện một khi răng nhú lên.

13. Đưa bé đi ngủ khi chúng vẫn còn thức

Bạn nên đưa bé lên giường để ngủ khi bé vẫn còn thức nhưng có hiện tượng buồn ngủ để bé có thể học được cách tự ngủ.

Các nhà nghiên cứu cho rằng tốt hơn là nên đưa bé lên giường khi chúng vẫn còn thức nhưng có hiện tượng buồn ngủ để bé có thể điều hòa thói quen đi ngủ. Cuối cùng, em bé sẽ học được cách tự ngủ.

14. Luôn dùng ga chống thấm

Cha mẹ nên dùng ga trải giường không thấm nước để giúp quá trình dọn dẹp dễ dàng hơn (Ảnh minh họa)

goc-chia-se-bi-kip-nuoi-con-cho-danh-rieng-cho-me-va-bo

Giữa đêm, cả bố mẹ và cả bé đều mệt mỏi nếu phải thay ga đệm. Để khắc phục tình huống này hãy đặt vào giường tấm trải giường không thấm nước có thể giúp quá trình dọn dẹp dễ dàng hơn là phải tháo dỡ hoàn toàn ga đệm.

15. Cha mẹ hãy hiểu rằng mọi em bé đều xinh đẹp

Em bé nào khi mới sinh ra cũng đều xinh đẹp theo cách riêng của chúng (Ảnh minh họa).

goc-chia-se-bi-kip-nuoi-con-cho-danh-rieng-cho-me-va-bo

Trên đây là những chia sẻ được các nhà khoa học nghiên cứu và đưa ra. Hy vọng bí kíp nuôi con này sẽ giúp ích được cho ba mẹ nhiều nhé. Nuôi con là cả một quá trình dài và khó khăn, vậy nên ba mẹ phải luôn cảm thông và chia sẻ cho nhau trên chặn đường phía trước, cùng nuôi dạy bé thật tốt nhé!

Nguồn: afamily.vn

Cảm ơn bạn đã theo dõi Chametainang.net !

Cùng thể loại

Deal

  • bạn chưa có deal khuyến mãi