Quan điểm “thương cho roi cho vọt” đã không còn đúng trong thời đại này
Cái con mất nhiều hơn cái con nhận về từ sau mỗi trận đòn roi và cơn mưa nước mắt, con trẻ có thể phải nghe theo, phải làm những gì bố mẹ bảo, nhưng đó chỉ là giải pháp tạm thời. Cái mà con học được chính là “sợ bố, sợ mẹ và sợ ăn đòn”, chứ không phải là vì muốn hành động đúng.
Đồng thời, bằng cách này còn khiến các con bị rối loạn về mặt tâm sinh lý và sẽ khó bày tỏ, tâm sự với bố mẹ. Bởi con sẽ tưởng rằng, chỉ cần mình nói hay là làm một điều gì sai là sẽ có nguy cơ bị đòn roi. Một số nghiên cứu về xã hội học và tâm lý đã chứng minh rằng, trẻ con sinh sống trong môi trường roi vọt và ngược đãi lớn lên có nguy cơ mắc bệnh tâm lý rất cao.
Nguy hiểm hơn nữa, chúng ta đang gieo rắc vào đầu các con rằng đòn roi chính là giải pháp tối ưu. Mọi chuyện đều có thể giải quyết bằng nắm đấm và bạo lực, chứ không phải bằng lý lẽ và sự cảm thông.
Bố mẹ có thể biết rằng đòn roi không phải lúc nào cũng hiệu quả, nhưng thay đổi thế nào, kỷ luật con ra sao còn là điều khá mới mẻ ở Việt Nam. Thực tại Việt Nam vẫn chưa có nhiều trường lớp, khóa học giảng dạy và tư vấn dành riêng cho phụ huynh để các bậc cha mẹ có cái nhìn đúng đắn và thiết thực hơn đối với việc nuôi dạy con trẻ.
Kỷ luật không đòn roi – Tương lai của giáo dục con trẻ
Một trong một phương pháp hữu ích về giáo dục và xây dựng kỷ luật cho con trẻ chính là “Trao quyền cho các em” (Empowerment). Theo Alfie Kohn, giáo sư nổi tiếng với nhiều tác phẩm sách về giáo dục, con sẽ học cách quyết định tốt hơn khi được lựa chọn quyết định, chứ không bằng cách bị bắt làm theo. Và để con sẽ học tính quyết định, thầy cô và cả phụ huynh có thể sử dụng hình thức thưởng phạt hành động theo bảng điểm. Ví dụ, đi học đúng giờ sẽ được một điểm, làm bài tập về nhà được một điểm, ngủ quên trong lớp sẽ bị trừ 1 điểm… Đến cuối tuần tổng kết, tùy số điểm sẽ tương ứng với một món quà nho nhỏ. Điều này khuyến khích học sinh đưa ra những quyết định đúng đắn cho riêng mình, chứ không phải do sự sự áp đặt của thầy cô. Bảng điểm này nhằm khuyến khích sự cố gắng của các em, chứ không khuyến khích kết quả.
Lời nói đối với học sinh trong lớp cũng cần sự chỉn chu, công bằng. Mọi lời nói và hành động của thầy cô và cha mẹ cần mang tính xây dựng (constructive), không khen chê qua loa, và phải nhất quán từ đầu đến cuối. Ví dụ, thay vì nói: “Em A hư quá, lại làm đổ mực ra sàn nhà”. Hãy nói “Em A hãy cẩn thận hơn lần sau, vì cô bảo mẫu sẽ phải lau sàn vất vả hơn”. Thứ nhất là hành động đó là không đúng, và thứ hai là để học sinh hiểu hành động của mình sẽ ảnh hưởng đến người khác.
Với phương pháp giáo dục này, một số các trường quốc tế đã có những hoạt động tích cực hơn trong việc ứng dụng phương pháp kỷ luật không đòn roi vào môi trường học tập hằng ngày.
Đi một bước xa hơn nữa chính là Trường quốc tế Saigon Pearl (ISSP), trực thuộc Tập đoàn giáo dục Cognita. Ngoài việc thường xuyên tổ chức những buổi huấn luyện cho giáo viên cũng như cán bộ công nhân viên, trường ISSP sắp tới đang có kế hoạch sẽ mở rộng những buổi huấn luyện này cho tất cả các phụ huynh và cộng đồng. Đặc biệt, hội thảo này sẽ do đích thân hiệu trưởng trường là thầy Lester Stephens chủ trì. Với hơn 25 năm kinh nghiệm trong ngành giáo dục, thầy Lester mong muốn truyền đạt mọi thứ để các bậc phụ huynh có cái nhìn chuẩn hơn về kỷ luật. Thứ nhất là để mọi người hiểu tầm ảnh hưởng của kỷ luật đối với con trẻ, thứ hai là lời nói và cách ứng xử phù hợp với con trong các tình huống hằng ngày và cuối cùng là để nuôi dưỡng một mối quan hệ tốt đẹp giữa cha mẹ, thầy cô với con trẻ.