Mỗi giai đoạn phát triển của bé đều cần chế độ dinh dưỡng khác nhau. Trong năm đầu tiên của cuộc đời được chia thành nhiều giai đoạn với mỗi nhu cầu dinh dưỡng riêng. Vì vậy, việc theo dõi và đảm bảo đủ dinh dưỡng cho bé trong giai đoạn này vô cùng quan trọng. Nó đảm bảo để bé phát triển bình thường cả về thể chất, cân nặng, chiều cao và trí não, không bị nhẹ cân trong tương lai. Vậy chế độ dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh như thế nào là hợp lý. Hãy theo dõi bài viết này nhé.
Trong năm đầu tiên, bé trải qua nhiều giai đoạn dinh dưỡng, mỗi giai đoạn có một chế độ ăn uống riêng để đảm bảo đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể bé.
1. Từ sơ sinh đến 4 tháng tuổi
Giai đoạn này sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Khi mới sinh ra, hệ tiêu hoá của bé vẫn đang hình thành và hoàn thiện vì vậy không nên cho trẻ ăn thức ăn đặc.
2. Từ 4 – 6 tháng
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh lúc này vẫn nên là sữa mẹ bởi hệ tiêu hoá bé còn non nớt. Tuy nhiên, đối với một số mẹ bị thiếu sữa, hay phải đi làm sớm không thể cho bé bú đầy đủ thì có thể sử dụng sữa công thức (ưu tiên những sản phẩm có vị ngọt thanh giống với sữa mẹ nhất) cho bé uống.
Vào giai đoạn này nếu bé có những dấu hiệu cho thấy có thể ăn dặm như mọc răng, hay quấy khóc, bé tự ngồi không cần sự giúp đỡ, nhìn người lớn ăn, hay cho những đồ chơi vào miệng nhai thì nên bắt đầu tập ăn dặm cho bé.
Thức ăn dặm cho bé từ 4 – 6 tháng tuổi là bột ăn dặm, trái cây xay nhuyễn. Cho bé ăn từ ít đến nhiều, cho ăn vị ngọt trước để bé quen dần, thường xuyên thay đổi vị trái cây để bé tiếp xúc với nhiều loại thức ăn hơn.
3. Từ 6 – 8 tháng
Thời điểm bé tròn 6 tháng là tốt nhất để cho ăn dặm, không nên cho bé ăn quá muộn vì bé sẽ quen với sữa mẹ khiến bé biếng ăn về sau.
Những loại thức ăn dặm như
– Sữa công thức, bột ăn dặm
– Trái cây xay nhuyễn, nấu nhừ: như chuối, táo, đào,…
– Thịt xay nhuyễn
– Đậu phụ xay nhuyễn
– Rau xanh xay nhuyễn
– Ngũ cốc
Đồng thời duy trì cho bé bú sữa mẹ để đảm bảo dinh dưỡng.
Chú ý: Khi cho bé thử những món ăn mới nên ngưng và đợi vài ngày để biết bé có thích hay bị dị ứng với món ăn hay không.
Xem thêm: Nạp thêm dinh dưỡng từ sữa cho trẻ biếng ăn như thế nào
4. Từ 8 – 10 tháng tuổi
Lúc này bé có thể nhai được nên những loại thức ăn không cần phải xay nhuyễn, chỉ cần nghiền nhỏ cho bé là được.
Nên từ từ chuyển từ bột ăn dặm có vị ngọt sang bột ăn dặm có vị mặn để bé thích nghi dần.
Nên cho bé ăn những loại ngũ cốc giàu sắt như gạo, lúa mạch, lúa mì, yến mạch; các loại trái cây và rau quả khác; những thức ăn giàu đạm như trứng, thịt gai cầm, ….
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh giai đoạn này vẫn cần phải duy trì bú sữa mẹ.
5. Từ 10 – 12 tháng tuổi
Lúc này bé đã mọc răng, có thể nuốt thức ăn dễ dàng hơn và không đẩy thức ăn ra khỏi miệng
Chế độ ăn của bé gồm:
– Sữa mẹ, sữa công thức
– Trái cây nghiền hoặc thái miếng nhỏ
– Rau xanh và củ quả hấp chín
– Phô mai, ngũ cốc
– Những thực phẩm giàu đạm
Trên đây là chế độ dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh trong 1 năm đầu đời. Mẹ có thể tham khảo để thực hiện dinh dưỡng phù hợp theo từng giai đoạn cho bé
Cảm ơn các bạn đã theo dõi chametainang.net của chúng tôi !