Trẻ nhỏ có 2 trường hợp có thể sốt do mọc răng hoặc sốt do bệnh lý. sốt do mắc một số bệnh nhiễm khuẩn khác chứ không phải lúc nào trẻ sốt cũng đều do mọc răng cả. Các bậc bố mẹ cần theo dõi chu đáo và biết cách phân biệt trẻ sốt do mọc răng hay do một bệnh khác để có biện pháp xử trí đúng đắn, kịp thời.
Trẻ bắt đầu mọc răng từ 6 tháng tuổi cho đến 30 tháng tuổi, bộ răng gồm 20 chiếc bắt đầu mọc sẽ là răng rười trước sau đó tới trên cứ thế lần lượt mọc những đợt mọc răng này thường làm trẻ bị sốt, tiêu chảy nhẹ.
Những triệu chứng thường gặp khi trẻ mọc răng
Trước khi răng nhú lên 3 – 4 ngày, lợi trẻ thường bị sưng, viêm tấy đỏ, có khi bị loét, rãi chảy nhiều. Lợi sưng đỏ làm trẻ ngứa ngáy khó chịu ở chỗ răng sẽ nhú lên nên trẻ thường cho ngón tay hoặc bất cứ vật gì có trong tay vào miệng để mút, gặm.
Ngoài ra để răng mọc được, lợi sẽ bị nứt ra gây đau cho trẻ, nếu không giữ vệ sinh tốt có thể bị nhiễm khuẩn miệng. Cũng vì vậy trẻ bị mệt mỏi, quấy khóc nhiều hơn, đau lợi, lười ăn, ít ngủ, nhiều trẻ bị sốt kèm theo tiêu chảy nhẹ.
Khi thấy trẻ sốt, bố mẹ nên nhanh chóng cặp nhiệt độ cho con. Thường trẻ chỉ sốt nhẹ khoảng gần 38 độ C, nếu trên 38 độ C phải chú ý theo dõi cẩn thận. Trường hợp trẻ sốt nhẹ chỉ cần theo dõi, chăm sóc trẻ cẩn thận, không cần cho uống thuốc.
Cùng với sốt nhẹ, trẻ chảy nước bọt nhiều nên thường đưa tay vào miệng cắn hoặc dùng lưỡi liếm vùng lợi phía trước. Chúng ta cần chú ý giữ vệ sinh răng miệng cho trẻ thật tốt, thường xuyên lau sạch rãi và nước bọt của trẻ chảy ra quanh miệng bằng khăn mềm sạch. Sau khi cho trẻ bú hoặc ăn nên nhớ làm sạch lợi trẻ. Có thể dùng một miếng gạc hoặc vải mềm thật sạch nhúng nước sạch quấn quanh ngón tay lau nhẹ nhàng lợi trẻ, sau đó cho trẻ uống nước đun sôi để nguội.
Các dấu hiệu này thường nhẹ, không có gì đáng lo ngại, chúng thường xuất hiện rồi tự hết trong vòng 3 – 4 ngày khi những chiếc răng mới nhú lên những triệu chứng trên cũng giảm dần rồi hết hẳn.
Tuy nhiên các bậc phụ huynh cần chú ý theo dõi chăm sóc trẻ thật chu đáo. Nếu thấy trẻ sốt cao từ 38,5 độ C trở lên và đau lợi nhiều phải đưa đi khám bệnh ngay để thầy thuốc cho dùng thuốc hạ sốt và giảm đau. Thuốc men và liều dùng do thầy thuốc quyết định, gia đình nhất thiết phải tuân theo chỉ định của thầy thuốc, không được tùy ý mua thuốc dùng, kể cả thuốc hạ sốt và thuốc kháng sinh vì có thể gây nguy hiểm cho trẻ.
Cần chú ý mọc răng chỉ làm trẻ sốt nhẹ, kèm theo những dấu hiệu mọc răng như đã nói trên. Nếu thấy trẻ bị sốt cao liên tục, nôn mửa, tiêu chảy nhiều phải nghĩ đến một bệnh khác, vì trong nhiều trường hợp trẻ sốt là do mắc một bệnh truyền nhiễm chứ không phải do mọc răng.
Sốt là tình trạng rất phổ biến ở các bé và là mối quan tâm hàng đầu của bố mẹ. Sốt kéo dài sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là phương pháp hạ sốt cho bé nhanh và hiệu quả tại nhà, mẹ cùng xem nhé!
Phương pháp hạ sốt cho bé
-
Để trẻ nằm ở nơi thông thoáng khí
, không có gió lùa, hạn chế nhiều người vây quanh trẻ.
-
Cặp nhiệt độ
: Có thể đặt nhiệt kế ở dưới nách hoặc ở hậu môn của trẻ. Nhiệt kế phải được giữ trong nách ít nhất 3 phút, cánh tay của trẻ áp sát vào ngực. Nhiệt độ của trẻ sẽ là số hiện trên nhiệt kế cộng thêm khoảng 0,5
0
C. Ví dụ: nhiệt kế ghi 38
0
C thì thân nhiệt thực sự của bé khoảng 38,5
0
C.
–
Nếu thân nhiệt của trẻ không quá 38
0
C
: cởi bớt quần áo, không đắp chăn, chỉ mặc quần áo mỏng cho trẻ và theo dõi nhiệt độ của trẻ thường xuyên, cứ khoảng 1 giờ đo 1 lần.
–
Nếu thân nhiệt của trẻ khoảng 38 – 38,5
0
C
: Chườm mát để hạ sốt cho trẻ: Cách làm: Cho ít nước lạnh vào trong chậu. Cho thêm nước nóng vào, bằng 1/2 lượng nước lạnh. Kiểm tra nhiệt độ nước bằng cách nhúng khuỷu tay vào thau nước, cảm giác ấm giống như nước tắm em bé( Tốt nhất là nước ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ cơ thể 2
0
C). Dùng khăn bông mềm, sạch, nhúng vào chậu nước ấm , vắt hơi ráo rồi lau các vùng có mạch máu lớn đi qua (hố nách, bẹn, cổ) để đẩy nhanh quá trình tỏa nhiệt, chờ bốc hơi thì lau tiếp cho tới khi thân nhiệt hạ xuống khoảng 37,5
0
C mặc lại quần áo cho trẻ hoặc dùng khăn mỏng quấn nhẹ quanh người là cách giúp bé hạ sốt rất hữu hiệu. Phương pháp này giúp bé ngủ ngon và thoải mái, nhanh chóng bình phục. Cần phải theo dõi nếu thân nhiệt lại tăng thì lại chườm tiếp.
–
Nếu thân nhiệt của trẻ 38,5
0
C trở lên
: Cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt paracetamol theo đúng liều lượng, cân nặng và khoảng cách giữa hai lần uống thuốc ghi trong hướng dẫn sử dụng/ theo đúng chỉ định của Bác sĩ. Nếu trẻ buồn nôn không uống được thuốc thì có thể dùng viên đạn nhét hậu môn.
-
Cho trẻ uống nhiều nước, nếu trẻ còn bú thì cho bú nhiều hơn.
Khi bé sốt, lượng nước thoát qua da và hô hấp khiến cơ thể bé càng đòi hỏi phải được bù nước. Vì vậy, mẹ cần cho bé uống nhiều nước có khoáng chất và vitamin như nước khoáng, sữa, nước trái cây, súp…
Bạn cũng có thể bù nước và điện giải cho trẻ bằng Oresol theo đúng hướng dẫn sử dụng.
Trường hợp trẻ không uống được thì dùng bông sạch chấm nước trên vào môi, miệng trẻ liên tục để niêm mạc môi, miệng hấp thu nước, tránh thiếu nước và chất điện giải.
-
Lau mát hạ sốt cho trẻ:
Nhúng cả 5 cái khăn vào thau nước và vắt hơi ráo. Dùng 2 khăn lau ở hai hõm nách, hai khăn lau ở hai bẹn và một khăn lau khắp người. Chú ý: Không đắp khăn lên trán vì ít có tác dụng hạ sốt, và cũng không đắp lên ngực vì tăng nguy cơ viêm phổi.
Cứ cách 2-3 phút thay khăn một lần. Theo dõi nhiệt độ nước, cho thêm nước nóng nếu thấy nước không còn ấm. Cứ cách 15 phút nên kiểm tra nhiệt độ của trẻ, ngưng lau mát khi nhiệt độ dưới 38,5 độ C. Sau đó tiến hành lau khô và mặc quần áo mỏng cho trẻ.
-
Nên đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất
để khám và điều trị kịp thời khi thấy không hạ sốt với cách xử trí nêu trên hoặc sốt > 38
0
C, có kèm theo một trong các dấu hiệu:
Các thóp trên đầu của trẻ phồng lên
Trẻ nôn nhiều lần hoặc tiêu chảy nặng
Trẻ có các dấu hiệu mất nước như: không ướt tã, khóc không có nước mắt, khô miệng hoặc niêm mạc, hoặc thóp trên đầu trẻ lõm xuống
Sốt khởi phát cơn giật
Trẻ có sốt và phát ban
Cần lưu ý không được làm như sau
– Không nên mặc nhiều quần áo ấm hoặc đắp chăn khi trẻ đang sốt vì sẽ càng làm tăng thân nhiệt, rất nguy hiểm nếu trẻ sẽ sốt cao hơn gây co giật, thiếu ô xy não, tổn thương các tế bào thần kinh, có thể hôn mê và tử vong.
– Tuyệt đối không dùng nước đá để chườm cho trẻ sẽ khiến trẻ bị sốt cao hơn do cơ chế co mạch ngoại vi.
– Không xát chanh hay đánh gió cho trẻ sẽ làm cho trẻ bị rộp miệng, phỏng lưỡi, hoặc nghẹt thở.
– Không giật tóc, vỗ vào người bé khi bé đang bị co giật, vì sẽ khiến bé càng bị kích thích, co giật nhiều hơn.
– Không dùng nhiều loại thuốc có chung một thành phần để hạ sốt sẽ dẫn đến quá liều có thể gây ngộ độc.
Hy vọng những thông tin trên đây có thể giúp mẹ hạ sốt cho bé hiệu quả ngay tại nhà. Để đề phóng sốt cho bé, mẹ nhớ cho bé tiêm phòng đúng lịch, ngủ đủ giấc và duy trì chế độ dinh dưỡng nhiều trái cây, rau quả cho bé mẹ nhé.