Bé khóc đêm thường khiến các bậc phụ huynh vất vả khi chăm sóc con trẻ, nhất là đối với bé dưới 6 tháng tuổi. Vậy việc bé khóc đêm, nguyên nhân và cách xử lý như thế nào?
Nhiều cha mẹ mất ăn, mất ngủ vì lo lắng cho giấc ngủ của con, đêm nào cũng thức dậy 3,4 lần khóc và rất khó để dễ ngủ lại. Vừa thương lại vừa xót. Theo các chuyên gia, việc bé khóc đêm xảy ra ở hầu hết các bé nhỏ. Tuy nhiên, không phải lúc nào bé khóc về đêm cũng là bình thường. Một số có thể khóc vì các bệnh lý về việc phát triển bất bình thường của cơ thể.
Việc bé khóc đêm có nhiều nguyên nhân tác động như bé đói, quá nóng hoặc quá lạnh, tã lót ướt, tè hoặc đi ị đùn vào ban đêm, ngứa ngáy, côn trùng cắn, hay bé đang sốt… Thời gian khóc thường kéo dài từ 5 đến 30 phút và lặp lại mỗi đêm, bé vẫn hoạt động bình thường vào ban ngày. Những cơn khóc này thường rất dữ dội nhưng lại không nguy hiểm đến bé. Sau 6 tháng, khi sự phát triển đã dần đi vào hoàn chỉnh, bé sẽ đỡ khóc đêm. Nếu bé khóc vì sốt, các mẹ nên tìm cách hạ nhiệt cho bé, vì sốt ở trẻ em thường có những tác động tiêu cực, nhất là với não bộ của bé.
Sau khi loại trừ các khả năng có thể mà vẫn chưa tìm được nguyên nhân khiến bé khóc và bé khóc kéo dài hơn thì các mẹ nên nghĩ tới các tình trạng bệnh lý. Nhiều nghiên cứu khi bé bị suy dinh dưỡng thường làm cho bé hay giật mình và nguấy khóc về đêm, ngoài ra việc này còn khiến bé có những cơn co thắt đường ruột bất chợt và đau bụng dữ dội. Các mẹ nên đưa bé đến các cơ sở y tế càng sớm càng tốt để tránh các rủi ro cho sự phát triển về sau của bé và có hướng chữa trị kịp thời. Ngoài ra, giai đoạn bé bắt đầu mọc răng cũng khiến cho bé thường xuyên khóc đêm vì các cơn đau và lợi sưng lên. Để biết được có phải là do mọc răng hay không, thì các mẹ nên kiểm tra cằm, má, lợi của bé có sưng tấy lên hay không; nếu có thì các mẹ chườm mát và bổ sung nước cho bé để tránh tình trạng mất nước ở bé. Việc ho hay ngạt mũi khiến cho bé khó thở và sẽ khiến bé khó chịu và khóc, các mẹ nên kiểm tra và vệ sinh mũi bé thường xuyên trước khi đi ngủ và đặt đầu bé cao hơn khi ngủ.
Như đã đề cập, khi trẻ có hiện tượng khóc đêm, các mẹ nên bình tĩnh tìm hiểu nguyên nhân dẫn tới việc khóc của bé. Nếu là các nguyên nhân bên ngoài chứ không do nội tại của bé, thì các mẹ không cần quá lo lắng. Chỉ cần khắc phục là bé có thể quay lại ngủ ngon bình thường trở lại. Ngược lại, nếu không, các mẹ nên đưa bé đi khám và trao đổi kỹ với bác sĩ để có những điều trị phù hợp. Mong rằng bài viết “Bé khóc đêm, nguyên nhân và cách xử lý” đã phần nào giúp các mẹ bớt lo lắng.
Cảm ơn các bạn đã theo dõi chametainang.net của chúng tôi !
Tìm hiểu thêm: Biểu hiện của trẻ sơ sinh bị thiếu canxi