Khi con chuyển từ giai đoạn bú mẹ sang ăn dặm, cha mẹ sẽ thấy tính chất phân của con hoàn toàn thay đổi. Trong giai đoạn này, bé cũng rất dễ bị táo bón do thay đổi chế độ ăn. Vậy nếu bé ăn dặm bị táo bón, cha mẹ phải làm gì?
Trẻ bị táo bón, đa phần là do chế độ ăn dặm sai phương pháp và món ăn ít chất xơ, đây là kết luận của các bác sĩ nhi khoa. Vậy để trẻ sớm đẩy lùi táo bón, các ông bố bà mẹ đảm đang phải chế biến các món ăn dặm đầy chất xơ, rau xanh cho trẻ. Sau đây mời các bạn tham khảo thực đơn cho bé ăn dặm bị táo bón.
Tình trạng con trẻ bị táo bón dẫn tới chứng trướng bụng đầy hơi khiến không ít các bậc phụ huynh cảm thấy lo lắng, không biết nên khắc phục ra sao, có hay không biện pháp xử lý để hệ tiêu hóa của con trẻ có thể bình thường trở lại.
Bước vào thời kỳ ăn dặm ( tốt nhất cho bé ăn dặm vào khoảng tháng thứ 6), ngoài sữa mẹ bé còn phải tập ăn các loại thức ăn đặc để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho sự tăng trưởng (tăng cân, tăng chiều cao) cũng như các phương diện khác của quá trình phát triển. Lúc này bé sẽ phải học các động tác như cắn, nhai và nói, tiếp xúc với những loại thực phẩm mới. Với hệ tiêu hoá chưa hoàn chỉnh điều này dẫn đến một số rắc rối ở đường tiêu hóa, gặp các triệu chứng như trướng bụng, đầy bụng, táo bón, tiêu chảy, biếng ăn, vv. Ngoài nguyên nhân trên, còn một số nguyên nhân khác dẫn tới bé ăn dặm bị táo bón đó là:
Chú ý. Mỗi trẻ có một hệ tiêu hóa khác nhau, đồ ăn gây táo bón ở trẻ này chưa chắc đã gây táo bón ở trẻ khác.
Để khắc phục tình trạng bé ăn dặm bị táo bón, cha mẹ nên lưu ý một số điểm dưới đây:
Các mẹ có thể kết hợp cho bé dùng Zeambi hàng ngày, trước bữa ăn 30 phút để bổ sung lợi khuẩn giúp bé cải thiện ngay tình trạng táo bón nhé.
Bé ăn dặm bị táo bón nên ăn gì cho nhanh khỏi bệnh?
Mồng tơi rất dễ tìm, luôn có sẵn nên muốn thêm mồng tơi cho thực đơn không hề khó. Mồng tơi là loại rau có tính hàn (tính mát), vừa có công dụng nhuận tràng, vừa thanh nhiệt, giải độc.
Đây là loại cải có thể chế biến được nhiều món như luộc, nấu, xào. Cải bruxen chứa nhiều chất xơ nên sau khi ăn sẽ giúp trẻ đi tiêu dễ dàng hơn do công dụng làm mềm phân của nó. Hơn nữa loại rau này cũng rất tốt cho sức khỏe.
Bắp cải cũng chứa hàm lượng chất xơ khá cao nên khi sử dụng thường xuyên sẽ giảm được tính trạng táo bón cũng như phòng ngừa nguy cơ bị táo bón.
Cải thảo ngoài chất xơ còn chứa nhiều loại vitamin quý, có tính mát. Trẻ bị táo bón hoặc nhiệt miệng, nóng trong ăn sẽ rất phù hợp.
Rau diếp cá vô cùng mát, có thể ăn hoặc giã nước uống, tình trạng báo bọn sẽ được cải thiện nhanh chóng. Tuy nhiên, với vị cay và mùi tanh, nhiều trẻ không thích sử dụng loại rau này.
Rau má ta (loại rau má giống thuần) có tính hàn, vị đắng có thể ăn sống, xào, luộc, muối ăn sẽ rất mát nhưng nếu bị táo bón thì sử dụng nước rau má giã sẽ cho hiệu quả cao nhất.
Khoai lang là loại củ nhuận tràng hàng đầu hay được sử dụng, loại củ này vừa rẻ lại có sẵn, ăn khoai lang luộc sẽ cho hiệu quả tối đa .
So với nhiều loại rau củ khác thì hàm lượng vitamin C có trong củ cải trắng và củ cải đỏ cao hơn rất nhiều lần. Loại củ này có tác dụng thông tiện, giải độc cơ thể, kháng khuẩn.
Khoai sọ, khoai tây với cách chế biến đơn giản như đem luộc, nấu với xương, nấu thịt bằm vừa dễ ăn vừa giúp cung cấp hàm lượng chất xơ, tinh bột trị táo bón cho trẻ.
Dùng nước chanh ấm với 1 vài hạt muối sẽ kích thích quá trình đi đại tiện ở trẻ táo bón dễ dàng hơn
Cam chứa nhiều vitamin C và chất xơ giúp đẩy lùi tình trạng táo bón nếu sử dụng từ 2 – 3 quả mỗi ngày.
Táo là loại quả cực kỳ tốt cho tiêu hóa, nhất là trẻ bị táo bón. Táo chứa nhiều chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan. Trẻ bị táo bón nên ăn từ 2-3 quả mỗi ngày.
Tăng cường thức ăn có chất xơ, rau xanh vào khẩu phần ăn hàng ngày, đồng thời cho trẻ uống nước ép trái cây và ăn đồ ăn nhuận tràng. Ví dụ bé 7 tháng tuổi bị táo bón nên bổ sung các loại thực phẩm như khoai lang, rau dền, bông cải xanh,… vào thành phần của món bổ sung sẽ ngăn ngừa tình trạng táo bón ở trẻ. Ngoài ra trẻ ăn dặm bị táo bón cũng cần bổ sung đủ nước cho trẻ mỗi ngày.