Mỗi trẻ có một sự phát triển thói quen ăn uống khác nhau. Có trẻ thì rất sớm, có trẻ thì lại rất muộn. Các mẹ nên cố gắng quan sát các biểu hiện tích cực của trẻ đối với thức ăn để bắt đầu việc tập ăn dặm cho bé. Nếu quá sớm thì hệ miễn dịch và tiêu hóa của trẻ chưa phát triển đủ để xử lý thức ăn khác ngoài sữa mẹ. Còn quá trễ thì nhiều khả năng bé sẽ bị suy dinh dưỡng. Thời gian tốt nhất là khi trẻ được 6 tháng tuổi. Vậy trẻ 6 tháng tuổi nên ăn gì và ăn như thế nào?
Ngoài ra bạn có thể xem thêm các bài viết các cách tập ăn dặm cho bé tại thế giới ăn dặm của vinamik https://vinamilk.com.vn/the-gioi-an-dam/an-ngon-lanh/
Các mẹ cần chú ý xây dựng các thực đơn ăn dặm cho trẻ 6 tháng tuổi phải đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ với các nhóm chất như bột đường, chất đạm (trứng, cá, tôm,…), vitamin, chất khoáng (rau xanh, hoa quả,…) và chất béo (dầu, mỡ). Một ngày nên cho trẻ 2 bữa ăn dặm cách xa nhau, để hệ tiêu hóa của trẻ có đủ thời gian hấp thụ. Ngoài ra, với trẻ 6 tháng tuổi, sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng cần thiết và dễ hấp thụ cho sự phát triển của trẻ, do đó các mẹ vẫn phải duy trì việc cho trẻ bú thường xuyên.
Các mẹ nên cho trẻ làm quen với bột ăn dặm ngọt trước, rồi sau đó mới chuyển sang bột mặn. Cách nấu bột cho trẻ 6 tháng khá đơn giản nhưng cần các mẹ đầu tư nhiều công sức. Với bột ăn ngọt, các mẹ nên hầm hoặc xay nhuyễn rau củ trước khi nấu cùng bột gạo. Các mẹ không nêm nếm khi làm bữa ăn dặm cho bé, tốt nhất nên cho bé làm quen với hương vị tự nhiên của rau củ. Với các mẹ vừa bận đi làm vừa trông con, các mẹ có thể tìm tới các dạng bột ăn dặm có ngoài thị trường với nhiều thương hiệu uy tín khác nhau, đơn cử như bột ăn dặm Vinamilk được nghiên cứu và sản xuất phù hợp với người Việt. Bột ăn mặn cũng không có sự khác biệt lớn với bột ăn ngọt, các mẹ chỉ cần chuẩn bị thêm thịt, cá,… xay hoặc băm nhuyễn để nấu bột ăn dặm cho trẻ. Nhưng trẻ 6 tháng ăn được thịt gì? Không phải bất cứ thịt gì trẻ cũng có thể tiêu hóa khi 6 tháng tuổi. Với thịt bò cung cấp lượng năng lượng gấp đôi so với các loại thịt khác và có lượng protein cao, chỉ nên cho trẻ ăn khi được 8 tháng tuổi. Thịt gà vừa giàu protein, sắt và chất béo nên các mẹ chú ý cho trẻ ăn sau khi bé được 8-9 tháng tuổi. Thịt heo có chứa các chất dinh dưỡng dễ hấp thu hơn hai loại trên nên các mẹ có thể tùy ý chế biến thực đơn ăn dặm của trẻ với thịt heo.
Để hệ tiêu hóa kịp làm quen và thích nghi với các loại thức ăn từ bên ngoài, đồng thời không mắc các bệnh đường tiêu hóa hay chậm phát triển so với tuổi, các mẹ cần tuân thủ nguyên tắc “Ít trước nhiều, loãng trước đặc”. Các mẹ nên bắt đầu với một muỗng rồi từ từ tăng dần lên 3,4 muỗng. Thực đơn nên bắt đầu từ các món loãng tới đặc dần. Quá trình ăn dặm của trẻ không nên chia ra quá nhiều bữa. Nếu trẻ ăn quá ít thì cho trẻ bú thêm thành một bữa no, giúp trẻ làm quen với một hấp thụ thức ăn một lần.
Ăn dặm cho trẻ 6 tháng tuổi là bài toán khó của nhiều bậc làm cha làm mẹ. Do đó, các mẹ phải chú ý quan sát con trẻ. Đồng thời, để phòng ngừa rủi ro trong quá trình ăn dặm của trẻ, các mẹ nên nghiên cứu tiền sử dị ứng của các thành viên trong gia đình để đảm bảo an toàn cho trẻ. Hãy là người bạn đồng hành tốt nhất của trẻ trong mọi bước đi.
Xem thêm: Giá bộ ăn dặm Ridielac có thật sự tương xứng với chất lượng sản phẩm
Cảm ơn các bạn đã theo dõi chametainang.net của chúng tôi !!!